Việt Nam cho phép lưu hành thêm vắc xin Pfizer sản xuất tại Mỹ
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường vừa ký bổ sung quyết định phê duyệt có điều kiện vắc xin phòng chống COVID-19.
Theo đó, phê duyệt bổ sung vắc xin có tên Pfizer BiONTech COVID-19, mỗi khay chứa 25 lọ, mỗi lọ 6 liều, do Pharmacia & Upjohn Company LLC và Hospira Inc, Hoa Kỳ sản xuất vào danh sách vắc xin COVID-19 được sử dụng tại Việt Nam.
Trước đó, hôm 12-6, Bộ Y tế cũng đã phê duyệt có điều kiện loại vắc xin Pfizer mang tên Comirnaty do Pfizer (Bỉ) và BiOnTech (Đức) sản xuất, đóng gói mỗi khay chứa 195 lọ, mỗi lọ 6 liều. Quyết định phê duyệt bổ sung giữ nguyên các điều kiện về quản lý nhập khẩu, quản lý chất lượng vắc xin như quyết định đã ký ngày 12-6.
Việt Nam đã có hợp đồng mua 51 triệu liều vắc xin Pfizer, bao gồm 20 triệu liều dành cho vị thành niên 12-17 tuổi. Vắc xin đã bắt đầu về hằng tuần từ tháng 7 nhưng số lượng còn ít.
Theo kế hoạch trước đây, vắc xin Pfizer sẽ về nhiều vào quý 4, nhưng sau cuộc điện đàm của Thủ tướng Phạm Minh Chính với chủ tịch, giám đốc điều hành Công ty Pfizer, ông Albert Bourla, hãng cho biết sẽ đẩy nhanh tiến độ giao cho Việt Nam.
Từ 0h sáng nay 22-8, Bình Dương nâng mức giãn cách xã hội với 11 phường ở TP Thuận An và thị xã Bến Cát, với tinh thần “ai ở đâu ở yên đó”, cách ly tuyệt đối “người cách ly người, nhà cách ly nhà”.
Bình Dương cũng triển khai đợt 2 về chiến lược xét nghiệm diện rộng trong cộng đồng. Qua đó nhằm quét triệt để F0 ra khỏi cộng đồng; đồng thời tập trung vào khâu thu dung, điều trị, giảm nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.
TP.HCM tiếp tục đẩy nhanh tiêm vắc xin sau ngày 23-8
Từ ngày 23-8 đến ngày 6-9, người dân TP.HCM phải đảm bảo thực hiện quy định về giãn cách xã hội, ai ở đâu ở yên đó. Về việc tiêm vắc xin và khám chữa bệnh thông thường trong khoảng thời gian này, Phó giám đốc Sở Y tế TP Nguyễn Hoài Nam cho biết, hoạt động tiêm vắc xin ngừa COVID-19 và khám chữa bệnh thông thường trên địa bàn TP vẫn diễn ra bình thường nhưng phải đảm bảo làm sao để hạn chế tối đa người dân ra ngoài đường.
Theo đó, các địa phương sẽ điều phối, chia nhỏ nhiều đội tiêm đến tận tổ, khu phố, thậm chí đến tận nhà… để tiêm vắc xin cho người dân.
Về hoạt động khám chữa bệnh, TP đã thành lập các trạm y tế lưu động tại mỗi phường, xã, thị trấn để sơ cấp cứu, theo dõi, chăm sóc sức khỏe F0 cũng như khám chữa bệnh cho các bệnh nhân mắc bệnh thông thường.
Ngày 21-8, Bệnh viện dã chiến số 8 (phường An Khánh, TP Thủ Đức, TPHCM), do Bệnh viện Bình Dân và Bệnh viện Thống Nhất phụ trách, đã hoàn tất thủ tục xuất viện cho bệnh nhân mắc COVID-19 thứ 10.000 sau 38 ngày đi vào hoạt động.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, hiện toàn TP đã có tổng cộng 85.259 bệnh nhân xuất viện từ đầu năm đến nay.
Đồng Nai: Chăm lo tốt cho phụ nữ mang thai, không để dân tự ý về quê
Ngày 21-8, UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản yêu cầu Sở Y tế phối hợp với quân đội, công an tham gia chống dịch ở các cơ sở cách ly chăm sóc tốt cho phụ nữ đang mang thai và chăm sóc con nhỏ.
Các địa phương không để người dân tự ý về quê. Trường hợp cá biệt người dân tự ý về quê đã qua địa bàn khác, phải thống nhất việc tiếp nhận, quản lý đảm bảo an toàn về phòng chống COVID-19.
Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho hay trên địa bàn đã có gần 17.000 ca dương tính. Hiện còn 1.006 trường hợp test nhanh dương tính đang chờ kết quả khẳng định bằng PCR, trong đó chủ yếu ở các ‘vùng đỏ’ là TP Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch và Vĩnh Cửu.
Trước diễn biến dịch bệnh, lãnh đạo TP Biên Hòa vừa đón 250 cán bộ, học viên Trường Hạ sĩ quan xe tăng I (Binh chủng Tăng thiết giáp) về hỗ trợ người dân ở 30 phường, xã của thành phố chống dịch COVID-19.
Trước đó, TP Biên Hòa cũng đã huy động hơn 800 nhân sự là công chức, viên chức, sinh viên và các chức sắc tôn giáo cùng tham gia chiến dịch tầm soát diện rộng, lấy mẫu xét nghiệm COVID, truy vết. Chỉ trong vài ngày xét nghiệm diện rộng trên địa bàn đã phát hiện hàng trăm ca dương tính.
Số ca COVID-19 tiếp tục tăng tại nhiều nơi
Theo số liệu do Chính phủ Anh công bố ngày 22-8, quốc gia này đã ghi nhận thêm 32.058 ca COVID-19. Một ngày trước đó, quốc gia này ghi nhận 37.314 ca nhiễm mới và 114 trường hợp tử vong.
Cùng ngày, Bộ Y tế Brazil công bố thêm 28.388 ca nhiễm và 698 ca tử vong vì COVID-19. Quốc gia này đã ghi nhận hơn 20 triệu ca nhiễm và 574.209 trường hợp tử vong kể từ khi đại dịch bùng phát.
Ý công bố thêm 45 trường hợp tử vong và 7.224 ca nhiễm COVID-19 mới trong ngày 21-8.
Nga đã công bố thêm 797 trường hợp tử vong và 21.000 ca COVID-19 mới trong ngày 21-8, với thủ đô Matxcơva chiếm 1.852 ca. Số ca nhiễm của Nga đã tăng mạnh kể từ mùa hè và đạt đỉnh điểm hồi tháng 7 vừa qua. Chính quyền cho rằng chính biến thể Delta và chương trình tiêm chủng chậm là nguyên nhân tình hình dịch bệnh trở nên phức tạp.
Theo Hãng tin Reuters, Nga đã tiêm chủng COVID-19 cho hơn 43 triệu người trong 144 triệu dân của mình.
Ở châu Á, Sri Lanka đã tuyên bố phong tỏa trong 10 ngày từ đêm 20-8 để ngăn biến thể Delta lây lan. Hệ thống y tế nước này đã quá tải trong bối cảnh số ca nhiễm và tử vong tiếp tục tăng. Hôm 18-8, quốc gia Nam Á này đã ghi nhận kỷ lục tử vong vì COVID-19 trong vòng 24 giờ với 187 trường hợp, đi kèm 3.793 ca nhiễm mới.
Trong khi đó, chính quyền Thượng Hải (Trung Quốc) đã cách ly hàng trăm người sau khi phát hiện một số ca COVID-19 tại một sân bay của mình. Thành phố này đang nỗ lực ngăn một đợt lây nhiễm mới có nguy cơ bùng phát.
Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Top 20 đồ gia dụng nhà bếp thông minh giúp nấu ăn dễ dàng
>> Top những món đồ chơi công nghệ được ưa chuộng nhất
>> Trên tay Galaxy A52 5G: Phiên bản nâng cấp với màn hình 120 Hz, chip Snapdragon 750G và thiết kế không đổi
0 nhận xét:
Đăng nhận xét