Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2021

2 điều duy nhất cần biết khi mua bộ phát wifi cho gia đình

Khi mà wifi nhà bạn có thể đang yếu, phủ sóng không tới một số vùng hoặc không kết nối được, hoặc đang rất lag,…, bạn chỉ muốn mua một bộ phát wifi tốt hơn về thay thế cho thứ đang có ở nhà và kì vọng mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng bộ phát wifi cũng như mọi thiết bị công nghệ khác cần phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bạn. Trường hợp tệ nhất, bạn sẽ mua phải bộ phát không đáp ứng được nhu cầu sử dụng, dẫn đến việc phải tốn công và tốn tiền mua thêm bộ phát wifi nữa.

Các bài viết về bộ phát wifi có rất nhiều trên mạng, nhưng bạn phải bỏ thời gian và chất xám ra đọc, tìm hiểu và các kiến thức này chỉ dùng 1 lần duy nhất, vì sau khi mua được bộ phát wifi ưng ý rồi, bạn sẽ gần như không động đến mớ kiến thức đó nữa.  Nên nếu bạn không muốn mất thời gian và công sức thì có 2 điều duy nhất sau bạn cần nắm được khi mua bộ phát wifi cho gia đình, phần còn lại, nhân viên của Hanoicomputer sẽ tư vấn thêm.

1. Xác định tổng số thiết bị kết nối cùng lúc

Đặc điểm của sóng wifi là càng có nhiều thiết bị sử dụng cùng lúc, sóng càng yếu đi. Đó là lí do bạn cần phải biết tổng số thiết bị kết nối cùng lúc tới bộ phát. Ngoài ra khi có thiết bị kết nối, bộ phát wifi cần phải xử lí dữ liệu tải lên và tải xuống của từng thiết bị. Rất nhiều bộ phát wifi chỉ được trang bị các vi xử lí rất yếu, nếu quá nhiều thiết bị kết nối và sử dụng Internet, kể cả sóng vẫn đủ 3 vạch nhưng tốc độ tải trang web và các thứ khác lại rất chậm.

Thời đại IoT, sẽ ngày càng có nhiều thiết bị kết nối wifi (Nguồn ảnh: https://www.bankinfosecurity.com/)
Thời đại IoT, sẽ ngày càng có nhiều thiết bị kết nối wifi (Nguồn ảnh: https://ift.tt/2zgyg07)

Hãy đếm mọi thiết bị sử dụng wifi trong nhà như điện thoại, laptop, tivi dự trù thêm một chút trong tương lai nếu bạn định sắm thêm tủ lạnh, máy giặt,…. Internet Of Thing đang trở nên phổ biến, trong tương lai, gần như mọi thiết bị trong nhà đều kết nối tới Internet và bộ phát wifi của bạn cần đáp ứng được.

Giả sử gia đình bạn có 4 người, mỗi người có 2 thiết bị kết nối wifi, thêm 2 smart TV, điều hòa và máy giặt có kết nối wifi vậy là tổng cộng có 12 thiết bị, giả sử chúng kết nối wifi cùng lúc.

2. Xác định nơi treo và nơi mà bộ phát cần phủ sóng tới

Điều này cực kì quan trọng, vì bộ phát wifi phải cắm điện và có thể là cắm dây mạng nữa, bạn không thể để nó ở những nơi tốt nhất cho sóng wifi (ví dụ: giữa nhà). Khả năng cao do đường điện và dây mạng hạn chế, hoặc là để giữ thẩm mĩ cho ngôi nhà, bạn phải để nó ở gầm cầu thang, dưới đất, trong tủ kính,… và điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng phát sóng wifi. Cố gắng chọn các nơi cao, thoáng, ít bị cản trở để gắn bộ phát wifi trước khi mua. Nếu vị trí gắn là trên tường, trên nóc tủ hoặc các vị trí tốt thì bạn có thể mua các bộ phát wifi thông thường. Nếu vị trí gắn bắt buộc ở góc khuất hoặc dưới thấp, bạn nên tìm kiếm những mẫu wifi có khả năng xuyên tường.

Xác định nơi để bộ phát và nơi phát sóng tới rất quan trọng
Xác định nơi để bộ phát wifi và nơi phát sóng tới rất quan trọng (Nguồn ảnh: https://ift.tt/2xoJv8T)

Nơi mà bộ phát phủ sóng tới cũng rất quan trọng. Giả sử bạn có chỗ treo wifi trên tường rất đẹp ở phòng khách nhưng bạn cần phát wifi vào trong phòng ngủ, cách 1 bức tường, bạn sẽ thấy sóng wifi yếu đi rõ rệt. Nếu bạn ở nhà ống và có phòng ngủ phía sau nữa, căn phòng đó sẽ gần như không thể bắt được sóng wifi. Khi này bạn cần một bộ phát có khả năng xuyên tường tốt hoặc/và một bộ tiếp sóng ở hành lang hoặc trong phòng ngủ kế bên.

Tóm lại, bạn cần xác định chỗ để gắn bộ phát wifi và chỗ xa nhất, khuất nhất mà sóng wifi cần phủ tới, giữa 2 điểm có bao nhiêu bức tường ngăn cách và độ dày của bức tường ngăn cách 2 điểm.

Tôi muốn biết thêm!

Phía trên là 2 thông tin quan trọng và tối thiểu nhất bạn cần biết khi chọn mua bộ phát wifi. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nữa và tự chọn bộ phát wifi cho chính mình, sau đây là vài thông tin bạn cần biết:

Các chuẩn Wifi thông dụng

Hiện tại Wifi có 3 chuẩn phổ biến nhất là Wifi 4, Wifi 5 và Wifi 6

Wifi 4 có tên gọi khác là 802.11n, hoạt động trên băng tần 2.4 GHz và có tốc độ truyền dữ liệu về lí thuyết lên tới 450 Mb/s. Tần số này có khả năng truyền dẫn tín hiệu xa, xuyên tường tốt nhưng quá phổ biến, thậm chí lò vi sóng cũng phát ra sóng tần số ở khoảng này nên Wifi 2.4 GHz hay bị nhiễu, khiến cho việc dù bạn thấy wifi 3 vạch nhưng không thể kết nối, hoặc bị ngắt kết nối thường xuyên, hoặc kết nối nhưng tốc độ cực kì chậm.

Wifi 4 truyền xa, xuyên tường tốt nhưng lại hay bị nhiễu
Wifi 4 truyền xa, xuyên tường tốt nhưng lại hay bị nhiễu

Chuẩn Wifi 5 (802.11ac) hoạt động trên băng tần 5 GHz, cho phép tốc độ truyền dữ liệu về lí thuyết lên tới 1300 Mb/s. Nhanh gấp 2,8 lần so với Wifi 4, sóng 5 GHz không phổ biến rộng rãi như sóng 2.4 GHz nên ít bị nhiễu hơn, nhưng đánh đổi là độ phủ sóng không rộng bằng và khả năng xuyên tường kém.

Chuẩn Wifi 6 (802.11ax) cũng hoạt động trên băng tần 5 GHz, tốc độ truyền tải tăng thêm so với Wifi 5 nhưng quan trọng nhất là cải tiến về khả năng giao tiếp với nhiều thiết bị cùng lúc. Nếu nhà bạn đông người (>10 người) thì sử dụng wifi chuẩn này là hợp lí. Còn nếu mua cho quán cafe thì lại càng hợp lí hơn, dù rằng giá không rẻ.

Wifi 5, 6 ít bị nhiễu hơn nhưng lại truyền gần và xuyên tường kém hơn
Wifi 5, 6 ít bị nhiễu hơn nhưng lại truyền gần và xuyên tường kém hơn

Vậy thì nếu bạn muốn tốc độ truyền phát tốt nhất và khoảng cách giữa bạn với bộ phát không quá xa, không bị ngăn cản bởi tường thì hãy chọn các bộ phát Wifi 5 hoặc Wifi 6. Nếu bạn cần bộ phát xuyên tường thì Wifi 4 là lựa chọn tốt nhất.

Bộ phát và bộ mở rộng sóng wifi

Bộ phát wifi – Router

Về cơ bản thì nó là bộ phát wifi mà bạn thường thấy, thường nó sẽ to, có râu (ăng-ten ngoài) và được cắm dây mạng. Hiện nay có rất nhiều router nhỏ gọn và thậm chí không có râu mà sử dụng ăng-ten ẩn bên trong. Nhưng nhìn chung nó cần phải cắm dây mạng.

Bộ kích sóng wifi – Repeater, Extender

Repeater dịch nôm na là “kẻ nhai lại” và nó thực hiện đúng chức năng như vậy – thu sóng wifi từ router và phát lại, qua đó mở rộng tầm phủ sóng của wifi (lí do nó còn được gọi là Extender – bộ mở rộng sóng) mà không cần cắm dây mạng. Rất tiện và thẩm mĩ nếu điểm bạn cần phát sóng tới không có dây mạng từ trước.

Bộ kích sóng thường nhỏ gọn đơn giản và không cần cắm dây mạng
Bộ kích sóng thường nhỏ gọn đơn giản và không cần cắm dây mạng

Nếu sóng wifi của bạn yếu tại một điểm trong nhà thì bạn có thể mua một repeater là đủ. Tuy nhiên nếu sóng wifi của bạn yếu tại nhiều điểm, hoặc bạn đang gặp phải tình trạng không kết nối được tới wifi dù full vạch sóng thì bạn cần một router mới.

Tóm lại bạn chỉ cần biết 2 điều là “Xác định tổng số thiết bị kết nối cùng lúc” và “Xác định nơi treo và nơi mà bộ phát cần phủ sóng tới”. Ngoài ra bạn cần cung cấp thêm khoảng giá mà bạn muốn tham khảo, các vấn đề còn lại, nhân viên kinh doanh của HANOICOMPUTER sẽ lo liệu giúp bạn.

Let's block ads! (Why?)


Xem Chi Tiet

Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich

Do Cong Nghe - Phu Kien

0 nhận xét:

Đăng nhận xét